Review sách Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Bìa sách Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Bìa sách Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Độc giả Bùi Thị Thảo nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi. Không phải chuyện đùa đâu!

Mình vừa đọc xong cuốn sách và mình nghĩ ngay đến việc viết một vài nhận xét cho nó. Thực ra mình chỉ mới đọc ” Hãy chăm sóc mẹ ” và đây là cuốn thứ 2 mình đọc của Shin Kyung Sook. Lời văn luôn vô cùng chân thực tới mức như nhập vào tâm trí và lôi mình theo mạch cảm xúc của nhân vật. Ngay từ đầu khi chỉ mới đọc được vài trang đầu mình đã cảm thấy một nỗi buồn man mác cứ đeo đuổi lấy mình, là một cuốn sách về tuổi trẻ nhưng kể cả có những lúc các nhân vật vui vẻ đi nữa mình cũng không thể mỉm cười, từng cừ chỉ, chuỗi quá khứ đau buồn như ám chỉ một kết thúc gây nhiều luyến tiếc. Giọng văn nhẹ nhàng, không quá trau truốt nhưng lại liền mạch, khiến mình chẳng thể rời mắt nổi khỏi những trang sách, càng về sau việc trì hoãn lật giở chúng lại khó hơn cả. Cảm xúc và sự yêu thích mình dành cho cuốn này y như cái lần đầu biết tới ” Hãy chăm sóc mẹ ” vậy.

Độc giả Trần Thanh Tân nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Cuộc đời yêu cầu chúng ta mỗi phút giây đều phải đưa ra những quyết định và hy sinh khó khăn… Chỉ cần cuộc sống không ngừng biến đổi thì niềm hy vọng của chúng ta cũng sẽ không bao giờ biến mất. Thật là ngớ ngẩn! Vì thế lời cuối cùng, tôi muốn nói với các em. Thật là ngớ ngẩn! Hãy sống. Thật là ngớ ngẩn! Hãy yêu, hãy đấu tranh, hãy phẫn nộ, hãy buồn chán và hãy sống trong cuộc sống này, cho đến tận hơi thở cuối cùng của các em. Woa, hôm nay chúng ta gặp nhau đúng không ?. Woa, hôm nay chúng ta gặp nhau đúng không ?

Có nhận xét rằng, “bạn không thể ngừng lật trang tiếp theo một khi đã mở cuốn sách ra đọc”, nhưng đối với mình, đây là một cuốn sách “không. thể. đọc. nhanh”. Từng từ, từ từ trong cuốn sách cứ thế quấn lấy mình, nhưng rồi cô đơn quá, mình chợt thả cuốn sách xuống, rồi lại cầm lên, thả xuống, như vậy nguyên một tuần mới cày xong cuốn sách. Cái tia hy vọng cuối tác phẩm le lói như ánh sáng đom đóm trước mặt mình, tác giả đã viết một tác phẩm thật buồn, thật bế tắc làm mình liên tưởng tới tác phẩm rừng Na-Uy, những hy vọng còn mong manh nhưng vẫn le lói ở cuối con đường làm mình thổn thức, không biết đã là lần thứ 100 mình gấp cuốn sách lại và nói “hay quá” chưa. Cùng với cô gái viết nỗi cô đơn và hãy chăm sóc mẹ, cuốn này trở thành cuốn thứ 3 trong tủ sách yêu thích của mình, bạn hãy đọc và cảm nhận nó ^^, không phí đâu

Độc giả phùng thư nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Xem review sách: Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi – Bản tình ca khắc khoải của ký ức. Cai gì thế ?

Mình đọc qua một số câu nói hay trong tác phẩm và đã thích tác phẩm này ngay. Lúc đầu mới đọc thấy truyện hơi nhạt,văn phong cũng không có gì đặc sắc hay nổi bật, nên mình cũng hơi chán và thất vọng. Nhưng dù sao cũng mua rồi nên mình vẫn đọc. Sau đó, càng đọc càng thấy truyện hay, trong truyện cũng có một số câu nói, đoạn trích rất triết lí và cực kì sâu sắc. Mình bắt đầu thấy thích từ đây và đọc liền mạch hết tác phẩm. Và mình không còn thấy thất vọng một chút nào. Truyện rất hay.

Độc giả Dương Lệ Quyên nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Bất hạnh làm sao con người sống trên mặt đất đều không thể dễ dàng giải phóng mình khỏi trọng lực của trái đất để sống bay bổng nhẹ nhàng. Woa bạn mới mua xe à. Woa bạn mới mua xe à

Truyện viết về đất nước Hàn Quốc những năm tháng bất ổn chính trị, khi những người trẻ đã cống hiến hết mình với mong muốn tạo ra sự thay đổi. Tác giả đã rất sáng tạo khi sử dụng 2 cách viết song song cùng kể về những cảm xúc của những người khác nhau trước một sự việc xảy ra: nhân vật nữ đơn giản viết dưới dạng mô tả về những gì đang xảy ra trong khi nhân vật nam viết theo kiểu nhật ký. Tuy nhiên, truyện viết nhiều về cái chết – đúng như tác giả đã kết luận đây là chủ ý của mình. Và những cái chết trong truyện đều rất ám ảnh và dữ dội. Với cách viết đan xen đưa lại những cảm xúc khác nhau về những sự cái chết ám ảnh khiến truyện buồn và khó đọc.

Độc giả Nguyễn Thị Hoàng Gia nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Đây là cuốn sách đầu tiên mà mình đọc của nhà văn này, và thật sự giọng văn khiến mình rất cảm..cuốn sách là lời văn song song đan xen của 2 nhân vật Jeong Yun và Myeong Seo, là câu chuyện của tuổi trẻ, của việc phải trải qua những mất mát khi mất đy người thân..những cái chết liên tục xảy đến và điều gì còn lại…đó là chờ đợi đâu đó vẫn còn có người ta thương yêu, gọi cho ta 1 cú điện thoại..Tình yêu của jeong Yun và Myeong Seo là 1 tình yêu buồn thật đẹp..

Độc giả Nguyễn Minh nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

vẫn giọng văn nhẹ nhàng và phảng phất một nỗi u sầu, từng câu chữ rót nhẹ nhàng, lắng động vào tâm hồn, những kí ức một thời tuổi trẻ, một thời với thật nhiều những cung bậc cảm xúc, vui có, buồn có, hạnh phúc có, mất mát có, … sự giao thoa của tình yêu và tình bạn, những nỗi buồn thầm kín, những cái nông nổi giờ đây nhìn lại thật đẹp, thật đáng yêu làm, thầm nghĩ mình đã có một thời sống hoàn hảo đến vậy. Và có lẽ thông điệp lớn nhất mà tác giả gửi đến cho bạn đọc có lẽ là :”hãy sống, hãy yêu, hãy đấu tranh, hãy phẩn nộ, hãy buồn chán và hãy sống trong cuộc sống này cho đến tận hơi thở cuối cùng”, bởi chúng ta chỉ có một cuộc đời mà thôi…

Độc giả Hải Lam nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Lần này mình có hơi buồn vì bên tiki có giao sách nhưng bìa quyển sách có trầy một chú xíu.

Đây là truyện đầu tiên mình đọc của một tác giả Hàn Quốc. Trái với phim ảnh thường khắc họa Hàn Quốc như một đất nước đầy sự lãng mạn ngọt ngào, thì đây là câu chuyện được viết bằng lời văn mang đậm tính hiện thực, giọng văn buồn, đủ cảm tính và đủ khách quan. Câu chuyện có một đoạn mà mình rất thích:

“Liệu những ngày như thế này có quay lại nữa không nhỉ?”

“Không có hai ngày giống hệt nhau đâu.”

Câu chuyện của giáo sư Yun về Christopher cũng là một chi tiết hay, dù không có quá nhiều triết lý khó hiểu, nhưng đặt trong hoàn cảnh những cuộc biểu tình vẫn xảy ra và giới trẻ bấy giờ lạc lối trong xã hội, điều này giống như mở ra một tương lai hứa hẹn, khi tất cả đoàn kết và dùng tiếng nói của nghệ thuật lên tiếng thay cho minh.

Độc giả Phạm Hương Quỳnh nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Lúc đàu mua cuốn sách vì nó là sách của tác giả Shin Kyung Sook – tác giả của Hãy Chăm Sóc Mẹ. Thế nhưng với tôi cuốn sách đã tạo cho mình một dấu ân riêng, một chỗ đứng riêng trong lòng mà chẳng hề liên quan đến Hãy Chăm Sóc Mẹ. Cuốn sách viết về những sinh viên khoảng năm 1979. Với biết bao suy tư, bao trải nghiệm về tình cảm gia đình, tình yêu, tình bạn, tình thầy trò và với bao sựu hạnh phúc, nỗi xót xa, sự đau đớn, nhân vật Yun đã cho tôi những rung cảm mà không cuốn sách nào đạt được. Tôi yêu cuốn sách. Vô cùng….

Độc giả Quỳnh Quỳnh nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Mua cuốn sách này lâu rồi nhưng bây giờ mình mới có thời gian để đọc. Lần đầu tiên mình đọc một cuốn sách do một tác giả Hàn Quốc viết. Hay nhưng buồn. Cảnh vật và cả con người đều đặc biệt. Mỗi người có một tính cách, một tâm hồn riêng, chứa trong đó những bí mật, những rung động, và cả những tình cảm rất đỗi nhẹ nhàng mà sâu lắng. Không hiểu sao mình lại có ấn tượng với Dan – một chàng trai im lặng nhưng không hề im lặng. Nhìn có vẻ cậu rất trầm tư, tĩnh lặng nhưng chắc hẳn cậu đã có những đấu tranh tâm lý rất dữ dội. Cậu cùng với những người bạn phải trải qua rất nhiều biến động trong cuộc sống để cùng hướng về tương lai, về tình yêu và tuổi trẻ…

Độc giả Mỹ Duyên nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Tôi tiếp xúc với cuốn sách này khi tuổi đời còn khá trẻ. Nên đối với tôi mà nói văn phong của tác giả quả thực hay một cách đáng sợ và u uẩn. Tôi dường như đặt mình vào vị trí của nữ chính một người bị khủng hoảng tuổi trẻ. Tôi nhìn cô vui , tôi nhìn cô buồn mà tâm trạng thay đổi theo từng cảm xúc của cô. Lối văn nhẹ nhàng , u uẩn khiến tôi luôn cho rằng cả cuốn sách đó , cả câu chuyện đó đều diễn ra vào một mùa đông giá lạnh. Cuốn sách này ám ảnh tôi một thời gian khá dài, khiến tôi một thời gian dài không muốn tiếp xúc với ai cả. Mua lâu như vậy rồi mà hôm nay tôi mới đủ can đảm viết ra suy nghĩ của mình mặc dù chưa diễn đạt được hết hoàn toàn cảm nhận của mình . Một lần nữa đây là một cuốn sách hay nên mua nhưng bạn đừng để bản thân bị ám ảnh quá nhiều như tôi.

Độc giả asidasidecon tro nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Sau khi đọc xong “Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi”, tôi phải khẳng định một điều là đây là cuốn sách lôi cuốn nhất mà trước giờ tôi từng. Giọng văn buồn và ám ảnh càng làm tăng thêm sự cuốn hút cho câu truyện xuyên suốt mạch truyện cùng với những cảm xúc vô cùng chân thân và ngôn từ tươi đẹp. Tuổi trẻ của họ có lẽ sẽ bị thời gian cuốn đi không một dấu vết nếu không có sự xuất hiện của mỗi người họ. Cái tuổi trẻ mà dường như vô vọng, không một khe sáng hé mở xuýt chút nữa là chìm vào bóng tối mãi mãi. Điều mà gây sự ám ảnh cho tôi nhất chính là sự cô đơn và thèm khát khao được sẻ chia và yêu thương của họ. Khó có ngôn từ nào có thể diễn tả hết những cảm xúc khi đọc xong toàn bộ cuốn sách này

Độc giả Nguyễn Châm nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Một cuốn truyện rất có sức hút, ngay từ những trang đầu tiên… cho đến những trang cuối cùng bởi những dòng suy nghĩ và mạch phân tích đầy súc tích. Bao trùm là sự cô đơn, nỗi buồn và sự phức tạp tâm lý giữa những người yêu thương nhau nhưng luồn lách trong những câu chữ và ý tứ là một điều gì đó tràn đầy cảm hứng và động lực để người đọc làm khác và làm chủ cuộc đời mình… Bởi như một người đọc, tôi nghĩ chắc ai cũng tìm thấy mình trong những suy nghĩ của nhân vật chính.

Độc giả pig leaf nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Đọc. Rồi lại ngưng. Cứ như vậy. Chẳng thể làm gì được ngoài chìm đắm với Yun, Dan, Mi Ru và Myeong Seo. Đau nỗi đau của họ. Khóc với mất mát của họ. Ấm áp khi thấy họ nương tựa vào nhau trải qua sóng gió, rồi lại vội vã chia lìa. Những ngày tháng thanh xuân đã qua đi không chỉ để hoài niệm mà còn là động lực cho họ bước tiếp. Dù thế nào đi nữa…
Hãy sống, hãy yêu, hãy đấu tranh, hãy phẫn nộ , hãy buồn chán và hãy sống , cho đến tận hơi thở cuối cùng!

Độc giả Trinh Nguyễn nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

tôi đã liên tưởng đến Rừng Nauy khi đọc xong cuốn sách này, nó thật sự đã gây ám ảnh cho tôi, ám ảnh về những cái chết về sự chia ly và những câu nói của các nhân vật.
– Em.Đến.Đó.Nhé
– Chúng.Ta.Đừng.Quên.Ngày.Hôm.Nay.Nhé!
Liệu tuổi trẻ của tôi cũng đã bao nhiêu lần hẹn thề và để những ngày đẹp nhất trong cuộc đời mình trôi qua mà không cách níu giữ thế này.
Cách mà Yun Mi Ru ghi lên thực đơn món ăn từng ngày của mình cũng gây cho tôi những suy nghĩ và trăn trở, và muốn bắt tay vào làm công việc này giống cô ấy ngay!

Độc giả Nguyễn Hương Giang nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Tôi đã định bỏ cuộc giữa chừng khi đọc cuốn sách này bởi nó quá u ám, quá buồn và quá mỏi mệt. Tốc độ truyện kể chậm một cách không tưởng, những câu chuyện trầm buồn trôi qua một cách nặng nề khiến tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Nhưng cuối cùng, chính tôi lại bị cuốn vào bởi những thứ u ám và mệt mỏi đó. Câu chuyện về những người thanh niên trẻ tuổi đứng trước những ngã rẽ riêng và đôi khi cái chết cũng là một sự giải thoát. Tôi rất ấn tượng với cô gái Mire dù chỉ được kể lại qua lời của một nhân vật khác, một cô gái tài năng và cháy hết mình với tình yêu. Hãy sống, cho đến hơi thở cuối cùng/

Độc giả nguyễn văn hải nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Thuộc tính của ký ức chính là chỉ nhớ thứ mình muốn nhớ. Hình ảnh mà ký ức gợi lại xen lẫn trong cuộc sống của chúng ta, bởi vậy đừng tin ký ức của ta hay của ai đó là chuyện thực đã xảy ra”
Khi đọc xong câu này.mình đã nghi ngờ những ký ức của tuổi trẻ.liệu rằng những nụ cười đầy ắp trong quá khứ có thật sự có hay tự do mình muốn có những nụ cười đấy.
Xin cảm ơn tác giả đã viết một cuốn sách tuyệt vời dành cho những người luôn nhớ về quá khứ

Độc giả Bùi Huy nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

sách là những chuỗi ngày nội tâm của nhân vật, một cô gái mạnh mẽ, mình cảm nhận được cái mạnh mẽ trong hơi thở của cô, dù biết bao điều diễn ra với cô, người yêu, cuộc sống và gia đình. cái cô đơn trong không khí không ngày nào mà cô không hít chúng. Cho dù nó rất hợp tâm trang mình, mỗi lần nghe nhạc buồn và cầm quyển sách này, mình cứ lại hình dung tác giả đã từng quen biết tớ. Nhưng phải nhận xét thật tình rằng lời văn thê thang quá, chẳng biết bản tiếng hàn thế nào nhưng có lẽ vì văn chương mỗi nước mỗi phần khác nên phải chấp nhận. Đọc quyển sách mà đúng là tiếng vang vọng đâu đấy. ở đâu đó có điện thoại gọi tôi

Độc giả Tao Sau nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

“Không có việc gì để làm, cũng không có sách gì để đọc, nên cả ngày, mình chỉ nghĩ đến cậu.”
Cuốn sách là một câu chuyện đơn giản, bình dị nhưng mang nỗi buồn man mác xuyên suốt về câu chuyện tình đơn phương. Nhưng không vì thế mà các nhân vật trong đó mất đi niềm hi vọng về cuộc sống, mất hi vọng về ngày mai. Họ vẫn ở đó, sống và không ngừng mong ước cuộc sống rồi sẽ mỉm cười với họ.
Cuốn sách này được đọc một cách từ từ, từ từ để thấm, để hiểu, đồng cảm cùng nhân vật và những cảm xúc mãnh liệt trong con người họ.

Độc giả Hồng Vân nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

khi tôi đọc quyển sách “hãy chăm sóc mẹ”, tôi đã khá ấn tượng và cảm động về câu chuyện mà tác giả đã truyền tải đến cho người đọc bằng lối văn nhẹ nhàng, mang chút ưu buồn, vì thế khi bắt gặp quyển sách “ở đâu đó có điện thoại gọi tôi”, tôi đã quyết định mua ngay không chút chần chừ và quả thật quyển sách không làm tôi thất vọng chút nào, vẫn lối văn nhẹ nhàng, từng câu, từng chữ trong quyển sách gợi lên cho tôi một nỗ buồn khó tả, đầy suy tư về tuổi trẻ, về cuộc sống, về chính bản thân mình.

Độc giả Đinh Thị Luận nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Mình ngưỡng mộ nước Hàn qua những thước phim xinh đẹp và lãng mạn. Cho đến khi đọc “Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi” mình mới vỡ oà Xứ sở kim chi của Shin Kyung Sook không giống như phim Hàn. Lấy bối cảnh từ những năm 80, nước Hàn đầy biến động và loạn lạc, con người lạc vào cô đơn và bế tắc. Ở họ có thanh xuân, lòng nhiệt huyết và đam mê dựa vào nhau cùng sống. Dịch giả đã rất trau chuốt khi dịch tác phẩm này, văn phong mềm mại ăn rơ với nhịp truyện chậm rãi, nhẹ nhàng.

Độc giả Thiên Thiên nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Có lần trên tivi giới thiệu cuốn truyện này. Nghe những lời giới thiệu tôi khá thích và quyết tìm mua đọc. Lần đầu tiên đọc tác phẩm của một nhà văn người Hàn Quốc, văn phong nhẹ nhàng nhưng có sức ám ảnh đến lạ kì. Từng câu chữ đều nói lên một nỗi buồn khó tả. Quyển sách gợi lại những kí ức đẹp lẫn đau buồn về người thân yêu nhất. Những trải nghiệm khi bản thân ngày một trưởng thành, rồi quay lại nhìn quãng đường dài mà mình đã đi. Một cuốn truyện phải đọc chậm mới cảm thấu hết những nỗi buồn mà tác giả truyền tải, đưa chúng ta qua bao cảm xúc mà trong cuộc đời ai cũng sẽ trải qua. Đây có lẽ là cuốn truyện buồn nhất mà tôi từng đọc. Đọc xong vẫn còn dư âm buồn bã và cô đơn…
Chất lượng sách tốt, giấy đẹp, chữ to, rõ ràng. Nhìn bìa thôi cũng đã thấy buồn ~~

Độc giả Thường Khả Hân nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Xuyên suốt cuốn sách tác giả luôn viết những cụm từ theo kiểu cách: viết hoa chữ đầu, ngăn cách bởi chấm câu. Rời rạc, chấm đứt đoạn lạnh tanh, từng chữ một, như được gằn ra.
Khi tôi vừa đọc câu chuyện này, tôi không thích cách viết như vậy. Kết thúc câu chuyện, tôi lại bất giác viết theo lối này. Đau đớn, dằn vặt, chi tiết và những câu chuyện nhỏ nhặt lồng ghép vào nhau. Giữa họ có một mối liên hệ gọi là, nếu không nhớ được thì, Chúng.Ta.Đừng.Quên.Ngày.Hôm.Nay.Nhé.
Ba người – Jeong Yun, Mi Ru và Myung Soo. Họ ăn, đi bộ và viết. Cuộc sống tưởng chừng như đơn giản nhưng mỗi người trong họ, vẫn đang gồng người lên, chiến đấu với quá khứ và sống tiếp. Họ gặp nhau ở đâu đó rồi không thể rời xa nhau nữa, như thể rời xa sẽ không đủ dũng khí tiếp tục duy trì cuộc sống.
Lấy bối cảnh đất nước bất ổn, cái tôi của nhân vật lu mờ đi để hòa vào đại cuộc, người đọc sẽ không cảm nhận được thứ tình cảm lãng mạn sướt mướt trên phim Hàn. Mà lắng đọng lại mạch cảm xúc rất chân chất giữa con người với con người, đi để biết bản thân là ai và cùng nhau để sống.
Cả khi khép lại câu chuyện, giọng văn trầm buồn của Shin Kyung Sook vẫn chưa thôi ám ảnh.

Độc giả Vương Giang nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Cũng vẫn là giọng văn nhẹ nhàng như Hãy chăm sóc mẹ nhưng cuốn Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi khiến mình suy nghĩ nhiều. Cái băn khoăn của những người trẻ về mình là ai, muốn sống như thế nào cũng giống như mình và bao bạn trẻ khác.Nó mơ hồ bất định nên mình cảm như chỉ đọc một lần dường như không đủ để cảm nhận những suy nghĩ cảm xúc mà tác giả đặt vào đó. Tác giả thường đặt câu chuyện trong bối cảnh buổi đêm hoặc sáng sớm làm ta cảm thấy thời gian không gian lắng đọng hơn, có cái gì man mác buồn như khung cảnh đó vậy.

Độc giả Nguyễn Huỳnh Nhật Anh nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Văn phong của văn học Hàn Quốc cũng khá là giống Nhật Bản, nhẹ nhàng nhưng ám ảnh và đầy ý nghĩa. Từng nhân vật trong câu truyện đã được tác giả khắc họa một cách chân thực, sâu sắc và có tính cách của riêng mỗi người. Đa phần các nhân vật khá là rụt rè, nội tâm và không quá quan tâm đến thế giới bên ngoài, họ hài lòng với những gì mình đang có và chẳng bao giờ đòi hỏi gì. Tác giả đã xây dựng cốt truyện tuy đơn giản nhưng lại vô cùng sâu sắc và ở đâu đó phảng phất những nỗi buồn trong từng câu chữ. Cái hay ở tác phẩm này đó chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật vô cùng tài tình của tác giả, bà như khoác những bộ áo cánh cho từng nhân vật, không qua rực rỡ nhưng cũng không dễ gì quên được những khuôn mặt đó

Độc giả Nguyễn Thanh nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Một lần nữa, sự kết hợp tuyệt vời giữa Nhã Nam và Hội Nhà Văn đã tặng cho độc giả một ấn phẩm Á Châu đặc biệt.
Shin Kyung Sook như là một sự kết hợp của Takuji và Murakami – ngôn từ nhân vật thanh tao, tình cảm nhẹ nhàng mà diễn biến truyện luôn gây sự tò mò và đầy ám ảnh. Ngòi bút của tác giả thực sự đã chạm vào trái tim độc giả qua từng nét phác họa nhân vật, những con người trong xã hội, cho dù – ở quá khứ xa xôi hay hiện tại, đều khao khát yêu thương.

Độc giả Đặng Nhân nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Thích văn học Hàn và Nhật, bìa sách do NN thiết kế nên rất đẹp, có chút u buồn như những gì tác giả nói đến, giọng văn truyền cảm, giản dị, chân thực và giàu cảm xúc đưa người đọc như xoáy vào câu chuyện, với bối cảnh quá khứ,những con người như vừa bước ra từ quá khư nhưng vẫn day dứt về những chuyện đã qua vẫn là trăn trở suy tư, và có một nỗi cô đơn lạc lõng. Có lẽ câu chuyện cuốn hút bởi lối kể chuyện chân thật mà giàu cảm xúc từ tác giả, về một mối tình dang dở .

Độc giả Đoàn Hồng Thủy nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Tác giả Shin Kyung Sook đã rất nổi tiếng với Hãy chăm sóc mẹ nên khi Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi xuất hiện tôi đã đặt mua mà không chút do dự. Tôi đặc biệt thích văn phong của Shin Kyung Sook, giản dị mà đầy ám ảnh. Không biết hoạ sĩ vẽ bìa của Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi lấy cảm hứng từ đâu để sáng tạo, nhưng tôi đặc biệt thích cái bìa, đẹp và gợi quá đi mất! Đọc Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi chỉ thấy buồn và u uất, từ đầu tới cuối. Nhưng có lẽ vì vậy những ký ức trong truyện mới càng thêm ám ảnh và day dứt, khó ai có thể quên.

Độc giả Đậu Xanh Sữa nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Khi đọc quyển sách này bạn sẽ thấy được bối cảnh xã hội của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp ngày nay vào mười mấy năm về trước. Loạn lạc, u uất, tăm tối, mất mát… nhưng những nhân vật trong câu chuyện này vẫn vẽ lên cho chúng ta những cảm xúc rất đẹp, rất lạc quan… Giống như nhìn thấy ánh sáng từ trong hang động, nó sẽ cho bạn cảm xúc biết ơn đối với cuộc sống của mình! Đây thực sự là một quyển sách đúng nghĩa, xin được gửi lời cảm ơn đến tác giả, cô Shin Kyung Sook!

Độc giả Tran thi thanh huong nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

về phần ngoại hình và chất giấy của tác phẩm đạt vào mức ok ! bìa chuyện khi nhìn không mấy ấn tượng nhưng khi đọc xong tác phẩm mới thấy có ý nghĩa ! giấy hơi ngả vàng nhưng không hẳn là chất tốt , xốp. Nhưng lại dễ bảo quản hơn giấy xốp , không sợ ẩm hay ố vàng ! xoay quanh câu truyện tôi phải ân tượng đến tình yêu của anh với Yun . tình yêu của Min Rin với chị gái Min Rae . còn Dan là cả một khó khăn khi anh vào quân đội với bao nhiêu trắc trở rồi phải nhận một kết cục u sầu . Yun thì quá đáng thương ! Nói chung đây là một câu truyện nếu bạn nào thích ngược từ đầu đến cuối thì nên xem vì nó khá u uất !

Độc giả Nguyễn Lan Hương nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Tôi đã thấy qua bìa sách nhiều lần, tuy nhiên cũng không chú ý chỉ đến khi đọc được một câu trích dẫn (dù không thể nhớ nổi), tôi đã không do dự mua ngay cuốn này. Thật may mắn vì đã được tiếp xúc với tác phẩm này. Xin cảm ơn dịch giả vì đã giữ lại được sự nhẹ nhàng và âm điệu buồn rất riêng của tác phẩm. Những tác phẩm có âm điệu buồn như vậy khiến tôi cảm thấy rất bình yên khi đọc, và cũng thật khó dùng từ ngữ để diễn tả hết cảm xúc đó.

Độc giả Nguyễn Dương nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Shin Kyung Sook là nhà văn nữ nổi tiếng của Hàn Quốc. Những cuốn tiểu thuyết của bà vô cùng chân thật và mang lại cho người đọc những bài học về nhân văn vô cùng sâu sắc.
Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi là cuốn tiểu thuyết về tuổi thanh xuân của những con người trẻ tuổi vào những năm 80, khi mà Hàn Quốc có rất nhiều biến động. Họ trẻ, họ nhiệt huyết, họ đam mê nhưng lại vô cùng cô đơn và lạc lõng. Đôi khi, dựa dẫm vào nhau để có thể tiếp tục cuộc sống này. Nhưng dù có khó khăn thế nào, với sức trẻ, niềm tin tưởng của họ giúp họ vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục sống, tiếp tực cuộc hành trình của mình.

Đây là cuốn sách những ai có tâm trạng không tốt nên đọc nó để có thể cảm nhận và cố gắng vượt qua nỗi sợ của mình. Tiếp tục bước đi

Độc giả Phan Phương nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Thật ra cuốn sách “Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi” là cuốn sách đầu tiên của Shin Kyung-Sook mà tôi đọc. Thật sự quá ấn tượng với văn phong cũng như nội dung của cuốn sách. “Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi” còn cho người đọc thấy bối cảnh Hàn Quốc năm 1980 trong bất ổn chính trị. Những tưởng cuốn sách chỉ đơn giản viết về tuổi thanh xuân của một người trẻ nào đó, có thể tìm thấy trong những cuốn sách khác về tuổi trẻ, nhưng không phải như vậy. Tuổi trẻ của Yun, của anh, của Mi Ru là một chuỗi sự kiện buồn, là những vết thương trong tâm hồn, là sự mờ mịt của tương lai. Vì vậy, nó còn là sự khát khao chia sẻ, được nắm lấy tay nhau bước đi. Luôn có tiếng chuông điện thoại từ đầu tới cuối cuốn sách, có những cuộc điện thoại không biết ai gọi tới, những cuộc điện thoại không mong muốn hay điện thoại từ người lạ nào đó. Chung quy vẫn là tìm nhau.

“Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi” – tác phẩm thật sự đáng để xem.

Độc giả Đặng Thị Huyền Nghi nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Một tác phẩm làm mình day dứt cả tháng liền. Đọc sách mà như ở trong một chỗ hư ảo, không khí cứ ảm đạm, buồn, chỉ thấy màu trắng xóa của tuyết.
Ai cũng có nỗi đau và sự mất mát, ai cũng phải vượt qua chính nỗi buồn của bản thân. “Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất. Dù có trải qua những nỗi đau đớn, mất mát, nhưng chính khi ấy, nó lại tỏa sáng, và trở thành những ký ức đẹp trong lòng mỗi chúng ta.”
Nếu chỉ đơn giản chọn cái chết để giải thoát như Dan và Mi Ru thì sẽ không bao giờ có được cơ hội nhìn lại bản thân mình ngày đó. Mình rất buồn cho hai nhân vật này.
Một tác phẩm nên đọc và dùng cả trái tim để cảm nhận về nó.

Độc giả Yuuri nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Shin Kyung Sook hẳn là mọi người đều biết đến thông qua tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ rồi nhỉ ^^ Lúc đầu trước khi mua quyển này mình cũng đắn đo dữ lắm, vì đọc lời giới thiệu quả thực là không hiểu sách muốn nói gì cả. Nhưng phải nói cuốn này cũng là 1 cuốn sách thành công của Shin Kyung Sook. Giọng văn nhẹ nhàng nhưng sâu lắng của tác giả là 1 nét rất riêng, những thông điệp lồng ghép nhẹ nhàng về quãng thời gian của tuổi trẻ lắm trăn trở và tổn thương. Ngoài ra mình cũng khá thích cái bìa sách này, nhìn có vẻ rất handmade.

Độc giả meo điên nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

rất đáng để chờ đợi tác phẩm tiếp theo nữa của Shin Kyung Sook. hẳn người ta sẽ không ngừng nhắc về “hãy chăm sóc mẹ” khi nói về cuốn này, hay lúc đầu mọi người đều nói mua vì ấn tượng vơi hãy chăm sóc mẹ. và “ở đâu đó có điện thoại gọi tôi” lại là một thành công tiếp nối, xứng đáng như mọi người mong đợi.
Chắc là đặc trưng của Shin Kyung Sook, đọc xong là ám ảnh rất nhẹ nhàng. Mọi người đều dễ bắt gặp dáng dấp những tình tiết, câu chuyện ấy trong đời mình, và nhận ra tác giả luôn nhắn nhủ nhiều điều. chất văn nhẹ nhàng, sâu sắc, bìa đẹp, và cái kết trong những câu chuyện của tác giả luôn bất ngờ, mà không bất ngờ

Độc giả Todagawa Shuu nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Sau quyển “Hãy chăm sóc mẹ”, tôi khá yên tâm khi đọc tiếp “Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi”. Lần này, vẫn là giọng văn mềm mại, dịu dàng, nhưng sâu lắng và buồn bã, tác giả mở ra một quãng đời tuổi trẻ lắm chông chênh và hoang hoải. Có những ngày tháng hoang mang không biết đi về đâu, gửi nỗi niềm nơi nào, tựa vào ai. Luôn phải trăn trở và thổn thức và tổn thương.
Nhịp truyện dàn trải, chậm rãi nhưng từng con chữ lại đầy day dứt, tạo cảm giác mênh mông và trơ trọi. Đồng thời lại như mặt hồ tĩnh lặng cho người ta rọi vào để bắt gặp đâu đó hình ảnh của chính mình…

Độc giả Cá Voi nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

“…Có lẽ tạm biệt chính là chìa tay ra với sự vật không thể chìa tay. Là lưu luyến với sự vật vẫn chưa có dịp bày tỏ cảm xúc.”
Cuốn sách dành cho những người trẻ “sống sót” qua những cuộc chia ly và mang trong mình nỗi buồn không thẻ xoa dịu. Tôi thích tính cách trầm lặng và nhạy cảm của các nhân vật. Họ đã vượt qua nhiều nỗi sợ hãi và cô độc bằng cách xem thơ văn như câu thần chú cứu rỗi. Nhưng cuộc sống thời ấy có lẽ đã quá khắc nghiệt với những tâm hồn nhạy cảm…
Một cuốn sách đẹp về nội dung và cả hình thức. Tôi sẽ tìm đọc hết những cuốn sách của nhà văn Shin Kyung Kook.

Độc giả Bé Phim Hàn nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Tôi không hiểu tại sao tác giả lại có thể viết ra một câu chuyện với những mảnh đời đầy bế tắc như thế? tại sao tất cả đều kết thúc bằng cái chết? Tôi thương Dan lắm? rốt cục cái chết của cậu là thế nào? là tự sát hay bị bắn chết? Dan yêu Yun đến vậy tại sao , tại sao lại bất công với cậu như thế? Yun à! Vì.Cậu.Không.Yêu.Mình… câu nói của Dan cứ hiện lên trong đầu tôi….lại 1 người yêu đơn phương đau khổ nửa rồi…tôi cứ nghĩ đến thời gian trong quân ngũ rốt cuộc cậu đã cô đơn nhường nào..cậu nhớ Yun nhường nào? nhưng đến cuối cùng tại sao cậu lại chọn cách chết? Kết thúc dành cho Mi Ru quá tàn nhẫn,… cô gái chết đơn độc trong căn nhà cũ, thân hình gầy gọc vì không thể ăn…cái chết của chị Mi Ru rồi cái chết của người tình thấy Yun tất cả cứ ám ảnh tôi… đây là 1 câu chuyện hay nhưng nó lại quá bế tắc .. khiến người ta cảm thấy ảm đạm và ngột ngạt

Độc giả Nguyễn Ngọc Hồng Nguyên nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Vào những phần đầu của câu chuyện, mình có vẻ hơi khó tiếp thu được với nội dung của nó cho lắm. Lúc đó đọc mà cứ thấy nội dung hơi lang mang. Truyện có vài tình tiết hơi khó hiểu, nhưng nếu không đào sâu vào những thắc mắc đó thì sẽ thấy chuyện cũng bình thường.
Càng đọc về sau, nội dung càng hay ho, bất ngờ, vẫn với cái giọng văn trầm lắng ấy, tác giả dẫn dắt chúng ta đến với câu chuyện, ngày một gần gũi hơn với các nhân vật. Mỗi trái tim là một câu chuyện buồn. Bốn trái tim đến bên nhau, chữa lành vết thương lòng cho nhau, sát cánh bên nhau, ở bên nhau một cách tự nhiên nhất. Càng đọc, nước mắt càng như muốn chực trào ra, thế mà vẫn không thể dứt khỏi những dòng văn ấy, thật lôi cuốn….
Bìa sách thiết kế đẹp lắm, giấy tốt, cách trang trí dòng chữ trên bìa cũng có vẻ sáng tạo. Tác giả cũng chính là người đã viết nên Hãy chăm sóc mẹ, vậy nên câu chuyện cũng dạt dào ý nghĩa không kém….
Truyện có cái kết thật buồn và ảm đạm, nhiều bài học ý nghĩa, sâu sắc, thấm đẫm tình yêu. Giá cả hợp lí, xứng đáng bỏ ra cho một câu chuyện tuyệt vời!

Độc giả Đặng Thủy nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Đây là tác phẩm đầu tiên mình đọc của Shin kyung Sook. Và nó buồn khủng khiếp. Giọng văn nhẹ nhàng, chỉ đơn thuần là kể lại một câu chuyện quá khứ. Tâm trạng nhân vật dc miêu tả tinh tế, đầy cảm xúc.
Điểm sáng duy nhất làm người đọc hy vọng chính là cụm từ ” Đến khi nào đó” thường xuyên dc lặp lại trong tác phẩm. Đó cũng chính là hy vọng duy nhất mà các nhân vật bám vào, để sống qua thời gian khó khăn của cuộc đời. Rằng hy vọng là ngày mai sẽ khác, sẽ đẹp hơn.
Mình cũng hy vọng như vậy

Độc giả linh linh nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Cuộc sống vốn chứa đựng khó khăn thử thách. Không có một giới hạn nào cho biết khi nào và có bao nhiêu khó khăn thử thách sẽ xảy đến trong cuộc đời mỗi người. Nhưng sức mạnh bên trong con người luôn lớn hơn những thử thách mà họ phải đối mặt trong cuộc sống.
Cuộc sống luôn đầy thử thách. Nếu không có thử thách làm sao con người biết được và nhận ra sức mạnh tuyệt vời đang còn ẩn chứa trong mình.
Trái tim vốn chứa nhiều tình cảm, vốn thường chịu nhiều thử thách, trái tim không nhỏ nhoi, không yếu mềm, mà dễ rung động.

Độc giả Nguyễn Minh Thư nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Minh đọc quyển sách đầu tiên của Shin Kyung Sook là quyển Hãy chăm sóc mẹ, nên khi vừa thấy một tác phẩm khác của Shin Kyung Sook mình lập tức mua ngay. Mình rất thích văn phong của tác giả, cùng những câu nói mà dù khi đã đọc xong thì vẫn còn dư âm đọng lại, nó mang đến cảm giác da diết, đau buồn. Khi đọc, mình vui, cười theo nhân vật rồi khóc vì những nỗi đau mà họ trải qua. Dù đọc quyển sách trong một khoảng thời gian ngắn nhưng dường như mình đã sống trong thế giới ấy, cảm nhận thế giới ấy. Cách viết truyện của tác giả cũng thật mới lạ, đặc biệt là dòng thời gian mà tác giả viết. Dù đã đọc xong nhưng trong lòng cứ vươn vấn mãi. Đây là một cuốn sách rất đáng đọc!

Độc giả Nguyễn Thị Vy nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Đọc “Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi” mang đến cho mình cảm giác như đang đứng lẻ loi giữa trời tuyết lạnh, muốn bước đi nhưng không biết đi về đâu. Tác phẩm này quá u ám và buồn bã, mỗi con chữ của tác giả đều như những lời thì thầm cứa vào lòng người đọc. Câu chuyện được kể bởi Jeong Yun, một cô gái trẻ giờ đây phải đối mặt với sự đổi thay của cuộc sống và xã hội quanh mình sau nỗi đau mất đi người thân. Xen kẽ với đó là những dòng nhật ký đầy cảm động mà nhân vật nam chính Myeong Seo viết trong “Cuốn sổ màu nâu” của mình. Từng khoảnh khắc của đời sống cứ thế được diễn tả bằng những cảm xúc vô cùng chân thân và những ngôn từ đẹp đẽ. Ta thấy Jeong Yun lúc thì bị cuốn vào những cuộc biểu tình của sinh viên, lúc thì đau đớn tột cùng khi nhớ về người thân, lúc lại quay quắt trong nỗi nhớ thương mối tình đầu. Không chỉ Jeong Yun, mỗi nhân vật trong cuốn sách này cũng đều có những nỗi đau và mất mát riêng, như Miru, Myeong Seo, Dan hay giáo sư Yun, họ tìm đến nhau trong nỗi cô đơn, trong khát khao được sẻ chia và yêu thương. Cuốn sách trầm lắng, nhẹ nhàng, và đến tận những trang cuối cùng những đau thương vẫn còn đó, vẫn như một nốt trầm chưa dứt trong bản nhạc không lời.
“Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi” làm mình liên tưởng đến nỗi buồn da diết trong “Rừng Nauy” của Haruki Murakami, nhưng với một lối dẫn dắt và văn phong có phần gần gũi hơn của Shin Kyung Sook. Cũng như “Hãy chăm sóc mẹ”, nhà văn nổi tiếng Hàn Quốc này một lần nữa đã đem đến một tác phẩm lay động lòng người, ám ảnh bởi những chi tiết tưởng chừng đơn giản nhất. Một cuốn sách tinh tế về tuổi trẻ đầy những mất mát, tổn thương và cả những hy vọng trong trẻo. Một cuốn sách không thể quên.

Độc giả Hoàng An nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Xin trích dẫn một đoạn mà mình thích nhất nhé:
“Dù tôi đã không còn nhớ lí do những người cùng trải qua tuổi thanh xuân lại tụ họp ở đó hái táo gai như thế, nhưng chúng tôi khi ấy đã rất bình yên và hạnh phúc
-Liệu những ngày thế này có quay lại nữa không nhỉ?
Giữa lúc đang hái táo, bất chợt một câu nói của ai đó bật ra, thắm sâu vào trái tim chúng tôi
-Không có hai ngày giống hệt nhau đâu
Một ai đó khác buồn bã đáp lời.”

Cuốn sách là một chuyến xe. Đọc nó, nghĩa là bạn đã bước lên chiếc xe bus dài ngày, quay trở về những khoảnh khắc bạn đã từng yêu, đã từng muốn quên, và đã mãi mãi đi xa trong cuộc đời.
Và chiếc xe đó, chỉ có một chỗ ngồi, mình bạn mà thôi.
Với tôi, nó thật buồn và ám ảnh. Cuốn sách ấy. Tiếng chuông nữa. Mọi thứ.
Tôi thích cuốn này hơn cả Hãy chăm sóc mẹ.

Độc giả Thanh Võ nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi là một câu chuyện khá buồn và mang lại cho người đọc nhiều ám ảnh về nỗi buồn và lạc lõng của Jeong Yun.
Câu chuyện kể về cô gái Jeong Yun với quá nhiều bi kịch dồn nén lên cô. Mất người, mất đi mối tình đẹp, với cô, mọi thứ trong một lúc dường như kết thúc. Tất cả niềm tin trước kia của cô đều trở nên vô vọng, cô đắm mình trong nổi buồn thảm, trong những đau thương.
Câu chuyện với lối dẫn dắt nhẹ nhàng, những cảm xúc được vẽ lên với chiều sâu và nhiều góc cạnh làm người đọc được đồng cảm cùng nhân vật. Có khi mạnh mẽ để đấu tranh, có khi da diết trong khổ đau khi nhớ lại người thân, có khi bùi ngùi, day dứt với mối tình đầu…
Nhiều điều để nói về tác phẩm này. Nhiều cảm xúc, nhiều hình ảnh và nhiều giá trị.

Độc giả Lý Mai Anh nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Đây thật là câu chuyện buồn về tuổi trẻ.

Những nhân vật trong truyện đều thấm đẫm một nỗi buồn, đều chứa đựng sự day dứt, cô độc về những tháng ngày thanh xuân của mình. Tôi cảm thấy xót xa cho các nhân vật nhưng rồi cũng lại cảm thấy bản thân không đủ tư cách để tội nghiệp họ.
Bốn nhân vật – họ là những người bạn, là gia đình cùng nhau vượt qua khó khăn của cuộc đời. Phải may mắn lắm con người mới có duyên phận được gặp nhau, được bước vào cuộc sống của nhau và được trở thành bạn của nhau. Vậy mà cả bốn nhân vật ấy – thượng đế như ghen ghét họ, luôn tạo ra những hoàn cảnh để thử thách họ. Tưởng như gặp được nhau sẽ cùng sưởi ấm cho nhau và cùng nhau vượt qua nỗi tuyệt vọng trong quá khứ. Nhưng… cuộc sống lại đưa đẩy họ, khiến mỗi người luôn chìm đắm vào nỗi buồn của riêng mình mà vô tình quên mất những người bạn, người thân bên cạnh. Để rồi đến khi phải tìm đến cái chết để giải thoát, những người còn lại mới bừng tỉnh và day dứt mãi mỗi khi nhớ về: “Tôi tự hỏi vào lúc ấy mình đang ở đâu”
Phải! Tác phẩm này thật tinh tế và lắng đọng, là câu chuyện về sự bế tắc, nỗi đau khổ của tuổi trẻ – cái độ tuổi đẹp nhất của con người – độ tuổi mà đáng ra ta đang đi học, đang chập chững bước vào nghề – độ tuổi của đam mê, của tình yêu, của ăn chơi và thưởng thức cuộc sống.
Vậy mà đâu đó trên thế gian lại có những người trẻ tuổi phải ngày đêm vật lộn với quá khứ, từng giây phút phải chịu đựng và luôn tự trách mình về những chuyện xảy ra trong quá khứ. Họ ôm khư khư vào lòng và cố kìm nén sự tuyệt vọng trong đau khổ mà chính họ tạo ra, nuối tiếc về những lời hứa “Một lúc nào đó” mà có lẽ họ sẽ không bao giờ thực hiện được.
Xuyên suốt câu chuyện là tiếng điện thoại ám ảnh reo vang. Âm thanh ấy cứ kêu lên như lời cảnh báo với nhân vật, về kết cục tuổi trẻ của họ

Đây là một tác phẩm rất hay, nhuốm thẫm văn học Hàn Quốc – thể hiện mạnh mẽ khao khát được chia sẻ, được hiểu và cảm thông của những con người trẻ tuổi – thể hiện tình bạn ấm áp và tình yêu nhẹ nhàng giữa các nhân vật. Ở họ luôn có điều gì đó khiến độc giản như tôi phải ngưỡng mộ và khao khát.

Cảm ơn Shin Kyung Sook và Nhã Nam đã mang đến một tác phẩm văn học giá trị như thế này. Thật không làm độc giả phải thất vọng

Độc giả Nguyễn Hồng Hải nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Đây là quyển truyện đầu tiên của văn học Hàn Quốc mình đọc. Ban đầu, ra hiệu sách, muốn mua “Hãy chăm sóc mẹ” vì được bạn giới thiệu là rất hay nhưng không có, thấy quyển này cùng tác giả nên mua về. Lúc cầm quyển sách, đọc những trang đầu tiên, cảm giác rất khó hiểu…Mỗi ngày đọc một ít, mỗi ngày một ít, nhưng mất rất lâu mới đọc được qua đoạn đầu. Mỗi nhân vật đều có những nỗi buồn rất riêng, nỗi buồn mà tuổi trẻ cần phải vượt qua trong quá trình trưởng thành. Đôi lúc, mình cũng cảm nhận được cái nỗi buồn của mình trong đó, sự cô đơn và lạc lõng trong cái thế giới rộng lớn này. Nhưng mình không hiểu, tại sao Dan và Mi Ru lại chọn cái chết để kết thúc những nỗi buồn đó??? Chẳng phải, mọi chuyện rồi sẽ có cách giải quyết. Chẳng phải, ngày mai rồi trời sẽ lại sáng sao???
Mình đã mất rất lâu để vượt quá cái trạng thái bức bối khi đọc xong quyển sách này, nhưng mình nghĩ, một vài năm nữa, mình sẽ đọc lại, để hiểu hơn về cái lí giải của Dan và Mi Ru…

Độc giả lê Huyền nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Cuốn người đọc vào một câu chuyện rất buồn mà lại không thể nào rời ra được vì giọng kể hấp dẫn. Có quá nhiều cái chết, nhất là cái chết của Dan đã khiến bản thân tôi rơi nước mắt. Sức mạnh mà Yuri có để có thể sống đến ngày hôm đó thực sự đã rất đáng nể phục. Dù không có nhiều điểm sáng và thực sự cuốn sách làm tôi buồn đến mấy tuần sau nhưng mà nghĩ lại thì nó cũng tiềm tàng cả một sức mạnh từ bên trong con người rất lớn lao. Đây thực sự là một cuốn sách hay nhưng chọn đọc nó hay không cũng tuy thuộc vào bạn thôi vì nó rất rất là buồn.

Độc giả Nguyễn Thị Diệu Thúy nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Qua những câu văn của Shin Kyung Sook người ta cảm nhận được một đất nước Hàn Quốc khác vô cùng, không hiện đại ồn ào náo nhiệt mà là Hàn Quốc một thời đầy biến cố, những cuộc biểu tình, tranh chấp từ nhiều ý kiến trái chiều. Mỗi nhân vật trong tác phẩm lại mang một nỗi niềm và sự mất mát riêng, những con người trẻ tuổi xa nhà cùng nỗi nhớ về người thân, về mối tình đầu. Đọc ở đâu đó có điện thoại gọi tôi khiến người đọc như chìm nỗi buồn, sự ám ảnh, lại có chút lạc lỏng và gây ấn tượng khó có thể nào quên.

Độc giả Hoang Mai nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

câu chuyện về một cô gái trẻ đang cảm thấy bối rối và cô đơn sau cú sốc mất mẹ, cô cảm thấy lạc lõng giữa thành phố lớn, và rồi gặp gỡ như định mệnh với những người bạn cùng mình trải qua những năm tháng tuổi trẻ hoang mang đầy biến động. Cùng nhau, họ sát cánh đấu tranh với nỗi buồn. Bằng cách đi bộ, đọc sách, và viết lách, bốn trái tim cất giấu những nỗi lòng riêng dần xichs lại gần nhau, chữa lành những vết thương tâm hồn
Shin Kyung-Sook đã khắc họa một cách tinh tế tuổi thanh xuân của một thế hệ trẻ lo sợ cuộc đời mình là vô nghĩa, từng bước đón nhận ý nghĩa, hi vọng cùng những giá trị ẩn giấu trong quá trình trưởng thành, nhờ sức mạnh đến từ sự cộng hưởng giữa tình yêu và tình bạn ấm áp

Độc giả Phương Bò nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Có mua quyển này từ lần đi hội sách ở Công Viên Thống Nhất hồi tháng 4 nè =))) Giờ nhớ ra mớ mò lên đây viết nhận xét.
Nói chung thì mình rất thích truyện của Shin Kyung Sook, truyện của bà viết rất chắc tay và lối kể chuyện rất thu hút.
Truyện này nói về thế hệ trẻ của Hàn Quốc những năm xảy ra xung đọt, biểu tình liên miên. Truyện tình cảm và có những đoạn mình khóc sướt nước mắt, như đoạn miên tả chị của Yun Mi Ru tự thiêu chắng hạn, hay cũng chính lúc mà Mi Ru chết.
Truyện hay, kết thúc cũng có hậu nhưng đọc xong vẫn cứ thấy buồn man mác thế nào ấy.

Độc giả Nguyễn Đào Khánh Linh nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Khi đặt mua cuốn sách này. Chẳng hiểu sao tôi có một cảm giác mãnh liệt rằng nó sẽ không làm tôi thất vọng. Quả đúng như vậy. Trở lại Hàn Quốc những năm 80, qua lời văn nhẹ nhàng mà buồn man mác của Shin Kyung Sook là thanh xuân, là tình cảm, là trăn trở, là bế tắc của những người trẻ trước những mất mác của cuộc đời. Họ, vô tình bước vào cuộc đời nhau, vô tình trở thành chỗ dựa cho nhau, vô tình là nguồn sống của nhau…. Mình rất thích cách dịch của dịch giả, câu từ đơn giản mà sâu sắc, câu chữ độc đáo, lôi cuốn. Đây là cuốn sách dịch hay nhất mà mình từng được đọc. Chân thành cảm ơn dịch giả của tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi.

Độc giả pham thi thuy duyen nhận xét về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Đây là tác phẩm đầu tiên của nhà văn mà tôi đọc và quả thực tôi rất thích giọng văn của bà. Truyện kể theo dòng suy nghĩ của Jeong Yun về thời tuổi trẻ của mình. Khi còn là thanh niên, chúng ta ai cũng bị bế tắc trong việc tìm được lý tưởng sống của mình. Thanh niên ra đường biểu tình để chống đối chính phủ vì khi đó họ sống vì lý tưởng, vì muốn góp phần cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Bốn nhân vật trong truyện có một nỗi cô đơn riêng nhưng họ lại tìm thấy nơi an ủi từ những người còn lại. Trong truyện lúc nào các nhân vật cũng hiểu rằng không có cái gì là mãi mãi, đến nỗi trong lúc vui vẻ nhất họ lại nghĩ rồi khoảnh khắc này cũng sẽ qua và nỗi cô đơn sẽ ở lại. Một cuốn truyện hay về nỗi cô đơn của tuổi trẻ

Đánh giá chung về tác phẩm Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi
  • Chất lượng sách
  • Nội dung
  • Văn phong
  • Ứng dụng thực tiễn
2.8

ĐÁNH GIÁ SÁCH

Hy vọng với đánh giá này sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được quyển sách ưng ý nhất cho mình.
ĐẶT SÁCH TẠI TIKITẠI LAZADAVINABOOKSHOPEE

Ưu tiên đặt sách tại Tiki, rồi đến Lazada và Vinabook, A đây rồi để đảm bảo có sách và giá tốt nhất

Sending
User Review
0 (0 votes)

Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.