Review sách Việt Nam Danh Tác – Chùa Đàn

Bìa sách Việt Nam Danh Tác - Chùa Đàn

Bìa sách Việt Nam Danh Tác – Chùa Đàn

Độc giả Huynh Lưu nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Chùa Đàn

“Sau một cái tử biệt, giờ ta phải tính đến một nỗi sinh li khác. Quá tuyệt vời ! Đối với đàn, hát, từ bây giờ ta nguyện làm một người điếc một người cô đơn một người phản bội. Quá tuyệt vời ! Và trên vong linh Bá Nhỡ, ta thề độc là không bao giờ cầm đến một cái chén nào của cuộc đời này. Đó là một câu hỏi hay!”. Đó là một câu hỏi hay!

Viết hay thì Việt Nam ta không ít. Nhưng viết ở cái trình của Nguyễn Tuân thì không ai có được. Từ Vang bóng một thời đến Chùa Đàn, cái nét riêng của Nguyễn Tuân không đổi, nếu không nói là đã nâng lên đến cảnh giới thượng thừa.
Truyện chia làm 3 đoạn, hai đoạn đầu và cuối viết sau, dựa vào phần giữa đã được in trước đó với cái tên “Tâm sự của nước độc”. Và sự thêm vào này phần nào đánh mất cái hay tuyệt đối của tác phẩm.
Chỉ cần một đoạn giữa thôi thì tác phẩm này đã đủ để đi vào hàng kinh điển của văn chương Việt Nam rồi.
Vẫn cho 5 sao, không khác được.
Thêm nữa là cách trình bày của Nhã Nam với bộ danh tác này rất tuyệt. Cẩn thận và đẳng cấp. Đọc xong rồi nhìn lại các bìa sách mới thấy họ trao chuốt đến chừng nào.
Mình đang tìm mua cho đủ 27 cuốn bộ này.

Độc giả Nguyễn Hữu Minh nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Chùa Đàn

Việt Nam Danh Tác – Chùa Đàn. Chúng ta tìm chỗ ngồi nói chuyện một lát

Có thể nói, đây là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân sau 1945. Tác phẩm tiếp tục thể hiện phong cách văn xuôi của ông ở mảng đề tài yêu ngôn đầy ma mị, lắm huyền bí. Mặc dù viết yêu ngôn nhưng đằng sau Chùa Đàn là nỗi lòng thổn thức về cái đẹp và về cuộc đời. Ông tiếp tục trăn trở về xã hội, về những giá trị xưa, những vẻ đẹp vang bóng nay chỉ còn trong quá khứ. Cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn; ngôn từ trau chuốt, điêu luyện. Cái đọng lại trong tôi sau khi đọc tác phẩm này là tiếng đàn đầy ma mị và tài năng của một kiếp người.

Độc giả Võ Minh Quân nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Chùa Đàn

Không thể chối cãi về khả năng dụng từ của nhà văn Nguyễn Tuân. Có thể nói ông là một trong những bậc thầy về ngôn ngữ. Khi đọc chùa Đàn ta thấy một tài nghệ khác nữa của ông là khả năng sáng tạo cốt truyện, cấu tứ hài hòa và chỉnh chu đến mức kinh ngạc. Bá Nhỡ – Lãnh Út – Cô Tơ cả ba nhân vật được khắc họa với những nét tính cách riêng, những nỗi thống khổ riêng nhưng cùng chung là “một lứa bên trời lận đận.”

Nội dung truyện khá lạ lẫm với đời sống thực dụng của chúng ta ngày nay nhưng cái chất thời sự của tác phẩm là ở chỗ sự loay hoay của nhân vật để đi tìm giá trị sống của cuộc đời mình.

Tuy nhiên tác phẩm cũng có điểm trừ đó là phần “mưỡu cuối” mà tác giả phải viết để đáp ứng với giai đoạn văn hóa nặng tính tuyên truyền làm giảm đi phần nào chất liêu trai và không khí ma mị, cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Riêng cá nhân tôi thì có cảm giác nếu loại bỏ hoàn toàn phần số ba này thì tác phẩm sẽ hay hơn bao giờ hết và đọng lại cho người đọc nhiều dư vị hơn là lối văn cổ động ở cuối truyện.

Độc giả Đức Mạnh Nguyễn nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Chùa Đàn

Mỗi lần đọc văn của Nguyễn, lại thấy sững sờ. Sững sờ với nét tài hoa, cách dùng từ tinh tế, táo bạo.
Đặc biệt thích đoạn Nguyễn tả cảnh Bá Nhỡ đàn, Cô Tơ hát, Lãnh Út cầm chầu, một chầu hát đầy ma quái. Người cầm chầu là một kẻ bệnh, người đánh đàn rút hết máu huyết, sinh mệnh của mình để mà gảy, người hát nuốt lệ đắng xuống tâm can mà thốt. Đoạn đó, thú thực là đọc mà rợn hết da gà, cảm giác đúng in như những gì Nguyễn Đăng Mạnh từng viết, những dòng như thế, “phi Nguyễn Tuân thì không ai viết được”.
Thôi xin không dông dài nữa, chỉ trích một đoạn trong Chùa Đàn:
“Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm yết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết được ra. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống than thở vô tri âm. Nó là cái tấm tức sinh lý của một sự giao hoan lưng chừng. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cữ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay lìa nhào của lá bỏ cành. Nó là cái lê thê của nấm mồ vô danh hiu hiu ngọn vàng so le. Nó la cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím. Nó là một chuyện vướng vít nửa vời.”
Chỉ để tả cái đau khổ tột cùng của tiếng đàn đáy, Nguyễn Tuân đã dùng 14 hình ảnh so sánh khác nhau, tạo một cuộc đuổi bắt mê mải trong những con chữ, làm người đọc ở ngoài thôi mà cũng cảm thấy hồi hộp lắm thay…

Đánh giá chung về tác phẩm Việt Nam Danh Tác - Chùa Đàn
  • Chất lượng sách
  • Nội dung
  • Văn phong
  • Ứng dụng thực tiễn
2.6

ĐÁNH GIÁ SÁCH

Hy vọng với đánh giá này sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được quyển sách ưng ý nhất cho mình.
ĐẶT SÁCH TẠI TIKITẠI LAZADAVINABOOKSHOPEE

Ưu tiên đặt sách tại Tiki, rồi đến Lazada và Vinabook, A đây rồi để đảm bảo có sách và giá tốt nhất

Sending
User Review
0 (0 votes)

Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.