Review sách Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng

Bìa sách Việt Nam Danh Tác - Lều Chõng

Bìa sách Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng

Độc giả Nguyễn Huy Hùng nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng

“Vợ chồng lấy nhau mới già một tháng mà chồng đã đỗ, thiên hạ sẽ bảo mình không có công nuôi chồng đi học ngày nào. Tại không không chứ? Ước gì anh ta hỏng vài khoa nữa, rồi sau hãy đỗ để mình nuôi hắn cho thiên hạ biết tay”. Tại không không chứ? Nhưng rồi cô lại gạt đi mà rằng: “Sao mình nghĩ dại dột như thế? Gì thì gì, chứ chồng đỗ sớm vẫn có sướng hơn. Phải chăng nó không phù hợp? Thi hương đã vậy, lại còn thi hội. Phải chăng nó không phù hợp? Nếu khi mình đã bận con mọn, vác đôi vú ộ ệ mà lên ngồi võng vinh quy, có lẽ không thú gì nữa. Làm tốt lắm!”. Làm tốt lắm!

Dưới ngòi bút hiện thực phê phán của cụ Tố, hình thức thi cử rất nặng nề, hàn lâm, nghiệt ngã thời phong kiến sẽ dần dần được khắc họa rõ nét, giúp người đọc có một ấn tượng rất khó quên. Nội dung và cách thức học tập, tổ chức thi như vậy góp phần không nhỏ khiến nước ta tụt hậu xa hơn và nhanh hơn so với phương Tây vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ 20.

Phải chăng cho đến bây giờ, khoảng một thế kỉ sau khi cuốn sách ra đời, lối thi cử này vẫn còn ảnh hưởng, tác động đến nền giáo dục Việt Nam? Liệu kì thi THPT quốc gia năm 2016 sắp tới, phụ huynh và học sinh có phải “mướt mồ hôi”, ngày đêm lo lắng mất ăn mất ngủ?

Chứng kiến giáo dục ngày hôm nay, lại nhìn về quá khứ trăm năm trước…

Độc giả Đỗ Thùy Dương nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng

Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng. Cũng được lắm!

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn được yêu thích của văn học Việt Nam, và thường được biết đến nhiều hơn với “Tắt đèn”, nhưng với mình Lều chõng là cuốn sách mình cực kì thích, không chỉ bởi chất văn, mà còn bởi hiện thực của Việt Nam thời bấy giờ, được miêu tả đầy chân thực qua ngòi bút của tác giả,
Đây không phải tác phẩm dễ đọc, bởi nguời đọc nhiều lúc không thể hiểu hết chế độ thi cử cũng như tâm trạng, ước mong của các sĩ tử thời bấy giờ. Nhưng càng đọc càng ngấm, tác phẩm cho thấy hiện thực của chế độ khoa cử ngày xưa, như một bài học cho con cháu sau này rút kinh nghiệm.

Độc giả Nguyễn An nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng

“Lều Chõng”- tự nó đã nói lên được nội dung mà sách thể hiện: một thời lều chõng -thi cử. Ấy đấy cái việc thi cử sao mà nhiễu sự, nào là phải mang vác lều chõng, dưng lều thi, trải qua mưa gió dưới nền đất bùn, họ- những sĩ tử vẫn cứ thi, rồi thì là bài thi phải không được phạm húy hay phạm vào bất cứ gì liên qua đến vua…và còn nhiều nữa. Cầm trên tay cuốn sách dày dặn này, khiến mình hiểu biết thêm về việc thi cử xưa, và chợt thốt lên, sao mà khó khăn và khắt khe đến vậy! Và Ngô Tất Tố thật tài tình khi vẽ nên một bức tranh sinh động đến thế. Mặc dù ban đầu mình đọc cuốn sách và có cảm thấy hơi nản, bởi đi theo chặng đường thi cử của nhân vật trong chuyện- nó khiến mình nản quá!

Độc giả Nguyễn Thành An nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng

Vài dòng nhận xét dành cho những ai có ý định mua tác phẩm này, hy vọng có thể hữu ích đối với các bạn.
Về hình thức: có rất nhiều tác phẩm này trên Tiki của các nhà xuất bản khác nhau, nhưng mình chọn của Việt Nam Danh tác vì in bìa rất đẹp, đặc biệt là khi bao bookcare lên.
Về nội dung: một đặc điểm của các tác phẩm văn học Việt Nam thời kỳ trước là không bao giờ huỵch tẹt ra nội dung chỉ qua cái tựa. Tác phẩm này của cụ Ngô Tất Tố cũng vậy. Khi nghĩ đến “Lều chõng”, ta có thể nghĩ ngay đến cảnh các sĩ tử thời xưa, bức tranh về khoa cử, các sĩ tử với những áp lực từ gia đình xã hội, các luật lệ nhiều, nghiêm khắc, nhưng lắm lúc cũng buồn cười. Đây là bức tranh khắc họa khoa cử thời xưa chân thực nhất.
Lều chõng, một tạo vật đơn sơ, nhưng nó đã gắn liền với bao thế hệ, vinh nhục, những nhân tài, kẻ vô dụng cũng từ đấy mà ra. Thông qua hình ảnh lều chõng , tác giả còn nhằm đánh động đến những tiêu cực chốn quan trường, mà tới tận ngày nay vẫn hiện tồn. Còn sót lại 1 chữ “tiếc” cho những sĩ tử nghèo mà thôi.
Một tác phẩm không còn gì để nói ngoài hai chữ “xuất sắc”. Đánh giá 5 sao.

Độc giả Minh Trí nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng

Cuốn Lều Chõng được cụ Ngô Tất Tố viết để kể về cuộc đời đi thi của các sĩ tử ngày xưa, đọc tác phẩm thấy có gì đó rất quen thuộc, nhiều lề thói khi đi thi đến tận bây giờ vẫn còn hiện hữu. Cụ Ngô Tất Tố cũng nói lên nhiều nỗi khổ của kẻ “Lều chõng” đi thi ngày xưa. Đọc mới thấy nhiều thói hư tật xấu, tiêu cực trong việc thi cử được cụ thẳng thắn phê phán, đọc thấy tự xấu hổ với lòng mình vì trước đây đã gian lận. Một tác phẩm kinh điển với nhiều bài học.

Độc giả Ngọc Hoài Nguyễn nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng

Chỉ ngay cái tựa đề Lều chõng – thoạt đầu mình không nghĩ đến ngay cái trọng tâm mà tác giả muốn đề cập, chắc mình hơi chậm nghĩ. Rồi khi đọc nhận xét, rồi mua về nhìn thật kỹ thì biết có chính là cái mà cả thế giới ai cũng bãn là cái HỌC.
Tác phẩm làm ta lại nghĩ đến Tiến sĩ giấy của cụ Xương. Làm ta nghĩ đến càng nao lòng. Với cụ con người của thế hệ cũ, cụ kể những câu chuyện “lũng đoạn” của sự khoa cử thời trước và có có giá trị đến nay là những “thành tích” khoe mà cười nhột.
Nhà nhà muốn con đỗ đạt làm rạng mặt cũng đua nhau biếu quan trên, đút quan dưới, mua quan quan chấm thi, tặng lính gác để lấy cái danh đỗ đạt mà họ chẳng biết rằng con họ chỉ nó cái tóc mà chẳng có não.
Đó chính là cái buồn của những anh học trò nghèo khó, hiếu học những năm lần bảy lượt thất bại chốn trường thi.

Độc giả Pax Nhân nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng

Đọc cuốn sách, từng mảnh từng mảng tranh về chế độ thi cử “đời trước” lần lượt họa ra.
Nhưng cũng khó cho một người thời nay, một người sinh ra trong thể kỷ XX và trưởng thành trong XXI đọc hiểu hết quyển sách này. Những câu hán văn, những vần thơ tôi khó lòng mà hiểu hết được cái ý vị của nó.
Đọc nhiều chổ lại thấy không hợp, lại lấy con mắt thời hiện đại mà nhìn vào, chỉ biết lắc đầu cười thôi. Nhưng đó lại là cách sống, là sợi dây trói buộc cả một thế hệ, à không, phải là nhiều thế hệ mới đúng. Học rồi đi thi, mà đến Vân Hạc còn không biết thi để làm gì! Rồi lại nghĩ, thi vì để cho cô vợ mình làm bà Thám, bà Nghè cho vinh với người ta. Nghĩ đi nghĩ lại, vẫn là cái tư lợi đứng đầu.

Độc giả Trần An nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng

Mình đã đọc một số bài báo về chế độ khoa cử Việt Nam xưa, và khi đọc tác phẩm Lều chõng, mình thấy Ngô Tất Tố viết rất thật. Cái quan trọng nhất của khoa cử là tìm người tài làm quan cho đất nước, nhưng những người dân bấy giờ mấy ai ý thức được điều này? Họ thi chỉ là để thỏa cái vinh khi chứng tỏ mình là người tài giỏi, để được xướng tên và vinh quy bái tổ, để mọi người phải kính nể trọng vọng chứ chưa chắc đã là tài thật. Trong truyện, trường thi mà tác giả kể đến thật là thê thảm: nền trường thi được cất trên một đồng ruộng đã cạn mà mấy mùa không gieo lúa, thí sinh thi chạy nhốn nháo quanh lều của nhau để hỏi bài, đầy tớ bên ngoài nhắc bài cho cậu chủ đang thi bên trong,.. Điều mình cảm thấy thích thú nhất khi đọc tác phẩm này là khi nhân vật Vân Hạo nói về việc “phạm húy” trong thi cử. Trước đây, mình chỉ nghĩ là viết trùng tên của vua, của những người trong hoàng tộc mới là “phạm húy”, nhưng đọc tác phẩm này mình mới thấy, có nhiều điều khác nữa.
Một điều khiến mình không thích tác phẩm này là Ngô Tất Tố miêu tả những cảnh về thiên nhiên khi Vân Hạo và những người bạn đi thi về! Đọc những đoạn này mình đều lướt nhanh, vì nó quá dài!!!

Độc giả Phạm Hương nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng

Tâm lý chung của mùa thi cử là lo lắng , hồi hộp với những thứ con người phải có được , nếu chúng không tồn tại lâu , nhiều thì lại chẳng có gì nói đến , đấy là thủ tục trước khi thi của nhiều thí sinh hòng mang danh lợi cho cá nhân mình mà không chú ý đến những thứ khác , ở đây không thể có gì hay và lạ cả ,mà cho thấy thực trạng của xã hội phong kiến , có thể đổi lấy bằng cấp qua vật chất , giá trị vật phẩm .

Độc giả Đặng Thái Hoàng nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng

Đọc những câu tác giả viết lời mở đầu mà thấy quá sâu sắc và đau đớn: “”Lều” “Chõng” vẫn làm chủ vận mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta vẫn khoe là “bốn nghìn năm văn hiến”. Những ông ngồi trong miếu đường làm rường làm cột cho nước nhà, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa, đều ở trong đám lều chõng mà ra. Lều Chõng với nước Việt Nam không khác gì một ông tạo vật, đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hoặc vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa, rồi lại chính nó đã đưa nước Việt Nam đến cõi diệt vong. Vì nó, nước Việt Nam trong một thời kì rất dài đã phát hiện ra nhiều cảnh tượng kỳ quái, có thể khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp”
Mở đầu tác phẩm bằng cảnh vinh quy bái tổ, là cái kết quả viên mãn nhất của cuộc thi cử, cả làng cả tổng phải đi theo phục dịch cái lễ này mà ai cũng vui vẻ tự hào. Nhưng ngay sau đó người đọc nhận ra là cuộc thi đã cuốn vào đấy tất cả mọi người, người đi thi chịu áp lực từ gia đình, dòng họ, làng mạc, thầy bạn và chính cả người vợ của mình muốn chồng đỗ đạt để mình có được cái danh.

Trường thi thời Nguyễn là một đống bát nháo. Quy tắc và luật lệ thì cực kỳ nhiều và nghiêm ngặt nhưng nó rối rắm và vô lý đến mức dở khóc dở cười. Cái lệ phạm húy chỉ vì một chữ cuối câu trước và một chữ đầu câu sau mà đánh trượt người ta. Quan chấm thi, coi thi cũng máy móc làm theo luật một cách không có nhân tính, đọc mà phẫn uất. Sách để học đi thi hoàn toàn là của Trung Quốc, đi thi cốt là thuộc sách mà làm văn. Cái nỗi khổ của sĩ tử đi thi nó lên đến cùng cực khi mà người thì hóa điên, người thì tự tử, người chết rét trong trường thi.
Nhưng đáng sợ hơn là tất cả lao vào con đường thi cử như mục đích sống duy nhất. Cả làng mạc cũng hi vọng có người quê mình đỗ để mà khoe khoang với thiên hạ. Người ta trở nên tham lam và mê cuồng danh vọng hão huyền, bất chấp thủ đoạn để làm bài. Học là để đi thi, thi để làm quan chứ học toàn thứ sáo rỗng vô nghĩa. Đến cuối cùng Vân Hạc phải thốt lên rằng mình đi thi có lẽ vì vợ muốn làm bà Bảng, bà Thám chứ bản thân mình thi để làm gì đây?
Tác phẩm có những cách dùng từ cổ rất hay và thú vị, thể hiện tiếng Việt cách đây một thế kỷ ra sao. Những ai có kiến thức về văn học chữ Hán sẽ càng phục nhà văn ở cách dùng từ, cách viết. Bản thân Ngô Tất Tố cũng từng lều chõng đi thi nên ông có thể viết cực kỳ chính xác và chân thực những gì xảy ra.

Đau xót hơn cả là những gì diễn ra trong cuốn sách này, kể chuyện cách đây cả trăm năm lại là thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Chính xác đến từng chi tiết như bố mẹ và gia đình mong muốn con cháu mình đỗ đại học ra sao, ôn thi trong lò hàng trăm người thế nào, sách vở học không thực chất vân vân và vân. Ngày nào mà báo chí còn dùng từ “sĩ tử” để gọi thí sinh đi thi Đại học thì ngày ấy giáo dục nước nhà vẫn còn cảnh lều chõng cười ra nước mắt này. Các bạn trẻ hãy đọc để mà suy nghĩ, những ai đã và đang trải qua cảnh ôn và thi càng nên đọc để có một tư duy lành mạnh và đúng đắn về con đường học vấn trong tương lai.

Độc giả nguyễn vân nhận xét về tác phẩm Việt Nam Danh Tác – Lều Chõng

việc đi thi ngày xưa vất vả gian nan khổ cực lắm, đi từ vùng quê ra vùng kinh thành, tay xách nách mang, lều chõng, sách vở, bút giấy mực, lương ăn, đồ dùng… người có vợ còn được chăm lo… thư sinh Vân Hạc tuy tài giỏi nhưng phải cái tính phóng khoáng quá nên thường không thi đỗ đạt cao. nhờ có vợ sau này càng quyết tâm tu chí thi cử, kiếm đường công danh, nhưng mà trong cảnh nước mất nhà tan bởi thực dân Pháp, khi mà chế độ thi cử đã lỗi thời nhưng chữ thánh hiền chàng học cũng không thể làm được gì, với những khắt khe của trường thi thì nhân tài như Vân Hạc không thể phát huy được.

Đánh giá chung về tác phẩm Việt Nam Danh Tác - Lều Chõng
  • Chất lượng sách
  • Nội dung
  • Văn phong
  • Ứng dụng thực tiễn
4.2

ĐÁNH GIÁ SÁCH

Hy vọng với đánh giá này sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được quyển sách ưng ý nhất cho mình.
ĐẶT SÁCH TẠI TIKITẠI LAZADAVINABOOKSHOPEE

Ưu tiên đặt sách tại Tiki, rồi đến Lazada và Vinabook, A đây rồi để đảm bảo có sách và giá tốt nhất

Sending
User Review
0 (0 votes)

Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.